Tín dụng cho nông nghiệp vẫn chưa phát triển
Tài chính 22/05/2015 16:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thiếu sự đầu tư mạo hiểm
Xét về số lượng các loại hình dịch vụ sẵn có, tính hiệu quả và chi phí của các dịch vụ tài chính thì chất lượng tiếp cận của các NHTM đang ở mức thấp. Đặc biệt, nguồn tài chính trung và dài hạn dành cho mọi đối tượng không sẵn có. Thêm đó, các vấn đề về chính sách, pháp lý và thể chế đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, tạo ra nguy cơ kém bền vững cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn và tới sự sẵn có của các loại hình dịch vụ này. Ngoài ra, nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính nông thôn các NHTM cũng còn khá hạn chế. “Ngay cả Agribank là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tín dụng NN-NT thì vẫn chưa có đủ nhân sự để phát triển các dịch vụ mới ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống” - PGS.TS Tô Ngọc Hưng - nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng nhận định.
Theo Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN), nguyên nhân gây nên tình trạng “nghẽn mạch” tín dụng ở khu vực NNNT là do các NHTM không dám mạo hiểm đầu tư dài hạn tại ĐBSCL. Họ chỉ giải ngân vào những lĩnh vực có khả năng sinh lợi ngắn hạn, chu kỳ thu hồi vốn nhanh. Phần lớn vốn tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chính.
Tuy nhiên, nếu đổ hết cho phía NH thì chưa khách quan vì thực tế hiện nay ở khu vực ĐBSCL sự yếu kém trong giao thương khiến nhiều nhà đầu tư ái ngại. Tình trạng mua bán không có hợp đồng bằng văn bản diễn ra khá phổ biến trong khi năng lực quản lý điều hành của các DN rất hạn chế. Đặc biệt là khối DNNVV hầu như không đủ khả năng đánh giá diễn biến thị trường và không kịp thời điểu chỉnh hoạt động kinh doanh khi thị trường biến động mạnh.
Cần sự phối hợp giữa các bên
Theo các chuyên gia ngân hàng, để thúc đẩy các tổ chức tín dụng mở rộng các sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với lĩnh vực NNNT, các địa phương cần có cơ chế để hình thành các “DN nông nghiệp” mà người nông dân vừa là “công nhân” vừa là chủ sở hữu với tư cách là người góp vốn bằng đất đai. Trong khi đó, đối với các TCTD thì cần có chính sách tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm nhất là tái chính vi mô tại các khu vực khó khăn tại ĐBSCL.
Ông Trần Lục Lang - Phó tổng giám đốc ngân hàng BIDV cho rằng, đặc thù của việc cho vay nông nghiệp, thủy sản khu vực ĐBSCL là tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp, các ngân hàng khó khăn trong quản lý dòng tiền do cho vay giải ngân tiền mặt để thu mua nguyên liệu nhiều. Khi phát sinh nợ xấu, các TCTD không thu hồi được tiền đã cho vay. Ông Lang đề xuất, NHNN cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn về tài sản, thông qua phát hành bảo lãnh vay vốn vô điều kiện, không hủy ngang với một quy mô nhất định.
Còn ông Nguyễn Xuân Thanh - Phó trưởng ban khách hàng hộ sản xuất, cá nhân Agribank đề xuất, ngoài việc tạo thủ tục thông thoáng của ngân hàng, các địa phương cần xúc tiến nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận, gia hạn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo nhu cầu của người dân để tạo điều kiện cho họ vay vốn mở rộng sản xuất.
Về phía DN nếu muốn vay vốn ít phụ thuộc vào tài sản thế chấp thì cần chú trọng nâng cao chất lượng quản trị, duy trì cơ cấu tài chính cân đối, quản lý chặt chẽ dòng tiền và minh bạch trong báo cáo tài chính. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại quốc tế để DN thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng, luân chuyển dòng vốn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Chứng khoán hôm nay ngày 1/2: Chỉ số VN-Index có quán tính tăng điểm và thử thách ngưỡng cản 1.120 điểm

Tháng đầu năm 2023, thu ngân sách bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vietcombank

Giao dịch ngoại hối với VPBank, khách hàng doanh nghiệp nhận quà tặng lên đến 220 triệu đồng

Hà Nội: Các tổ chức tín dụng huy động được hơn 4.600 nghìn tỷ đồng tiền vốn
Tin cùng chuyên mục

“Ông lớn” Vietcombank tăng vốn lên hơn 75.000 tỷ đồng, phát hành hơn 2,7 tỷ cổ phiếu

Cấp hơn 51 nghìn tỷ đồng chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chứng khoán hôm nay ngày 31/1: Cơ hội mua thêm cổ phiếu trong những nhịp điều chỉnh

ABBANK có quyền Tổng giám đốc mới

Biên lãi ròng (NIM) của MSB tăng trưởng tốt trong năm 2022

HDBank đạt kết quả kinh doanh trên 10.200 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2022

Rủi ro tiền điện tử ngày càng cao

Tỷ giá USD tự do tiếp tục lao dốc, thấp hơn giá USD ngân hàng

Quản lý chặt chẽ thu ngân sách nhà nước

Chứng khoán hôm nay ngày 30/1: Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng và mở rộng danh mục đầu tư

Vì sao cổ phiếu ngành than tăng kịch trần trong phiên giao dịch đầu năm 2023?

Chứng khoán SSI: Những kỳ vọng cổ phiếu ngành dầu khí trong năm 2023

Tổng cục Thuế: Google, Facebook, Apple... đã kê khai và nộp 1.800 tỷ đồng tiền thuế

Thu hút FDI tháng 1/2023: Vốn đăng ký mới "đảo chiều" tăng mạnh

Việt Nam có cơ sở vượt qua thách thức kinh tế trong năm 2023

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Kỳ vọng "về bờ" của giới đầu tư chứng khoán sau năm "đu đỉnh"

Kỳ vọng thị trường chứng khoán 'chuyển mình' tích cực trong năm 2023

Năm ‘thảm họa’ của VKC Holdings: Lỗ kỷ lục 237 tỷ, nợ gấp 67 lần vốn chủ, giải thể 4 chi nhánh
