Thổ Nhĩ Kỳ và EU: Đạt đồng thuận về mở rộng Hiệp định Liên minh thuế quan
Quốc tế 12/04/2015 14:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trạm trung chuyển năng lượng giữa châu Âu và châu Á
Bước tiến đáng chú ý
Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci cho biết, nước này thống nhất với EU trong việc điều chỉnh Hiệp định Liên minh thuế quan giữa hai bên. Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, phạm vi của bản Hiệp định được điều chỉnh được mở rộng sang cả những lĩnh vực như dịch vụ, nông nghiệp hay mua sắm công.
Đây có thể được xem như một nước đi gây bất ngờ với nhiều người, khi cách đây không lâu các quan chức cao cấp của Ankara còn lên tiếng đe dọa sẽ rút khỏi Liên minh Thuế quan. Một trong những nguyên nhân chính đến từ Hiệp định đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà EU đang đàm phán với Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia Hiệp định Liên minh thuế quan với EU từ năm 1995, nhưng không được tham gia đàm phán và trở thành một bộ phận của TTIP.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Volkan Bozki: "Chúng tôi muốn mở rộng Hiệp định Liên minh thuế quan sang lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và mua sắm công. Những cuộc đàm phán mới để tái cơ cấu sẽ được bắt đầu vào cuối năm nay và mục tiêu thương mại song phương 300 tỷ USD sẽ sớm thành hiện thực”. |
Điều này dẫn tới việc hàng hóa xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tới Hoa Kỳ không được hưởng lợi từ TTIP, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phải dành những ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ theo những quy định của Hiệp định Liên minh thuế quan nêu trên. Để tránh lặp lại tình hình này, Thổ Nhĩ Kỳ luôn cố gắng yêu cầu trở thành một phần trong các FTA mà EU sẽ ký kết hoặc mong muốn đàm phán đồng thời FTA cùng EU với các nước đối tác. Nếu như hiệp định TTIP giữa Hoa Kỳ và EU được thông qua mà không có điều khoản nào được thay đổi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước chịu thiệt.
Song hiện tại, EU và Hoa Kỳ đã đồng ý điều khoản "Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực với tất cả các thành viên của Liên minh Thuế quan với EU" mà Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị đưa vào trong TTIP. Thông tin trên đã được Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Volkan Bozki chính thức xác nhận. Động thái này đã cởi nút thắt cho những khúc mắc và giúp cho việc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo đánh giá từ giới phân tích Thổ Nhĩ Kỳ, việc mở rộng phạm vi Liên minh Thuế quan sẽ làm giảm tình trạng tham nhũng cũng như tăng tính cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Bước đệm” gia nhập EU
Ngày 26/3, ông Bozki đã khẳng khái phát biểu trong một cuộc họp tại Rome: "EU không thể nói không với Thổ Nhĩ Kỳ. Các hệ quả sẽ là tiêu cực đối với châu Âu chứ không phải với chúng tôi. Thổ Nhĩ Kỳ có sự kiên nhẫn, song nó sẽ không thể là mãi mãi". Vấn đề mà ông Bozki nói tới là việc xin gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã được khởi đầu từ năm 1989 và chính thức đàm phán từ năm 2005. Sự tự tin của Thổ Nhĩ Kỳ là có cơ sở, tới từ việc nước này sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với nhiều nước thành viên của EU hiện tại. Theo số liệu từ Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, trong năm 2014, nước này đã xuất khẩu số hàng hóa trị giá 68,5 tỷ USD sang EU và nhập khẩu 88,7 tỷ USD.
Việc mở rộng phạm vi của Liên minh Thuế quan cho thấy tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong mắt EU. Trong tương lai gần, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn là một đối tác chiến lược của EU trong lĩnh vực năng lượng. Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trạm trung chuyển năng lượng giữa châu Âu và châu Á với dự án "Đường ống ga tự nhiên xuyên lục địa Anatolia" (TANAP). Trong tình trạng Nga đang chịu lệnh trừng phạt về nhiều mặt từ Hoa Kỳ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một đối tác thay thế lý tưởng và đáng tin cậy nhờ những điều kiện đang sở hữu. Điều này đem lại lợi thế cho Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn đàm phán để gia nhập EU.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

IMF nâng cấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,9%

Nga muốn giành thế “thần tốc” trước khi xe tăng được gửi đến Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/1: Sẽ không có máy bay của NATO được viện trợ cho Ukraine; Ugledar nguy ngập

Chiến sự Nga - Ukraine 31/1: Nga cảnh báo leo thang xung đột nếu phương Tây gửi vũ khí cho Kiev

Ukraine vận động Ba Lan cung cấp máy bay chiến đấu F-16
Tin cùng chuyên mục

Tướng Mỹ dự đoán “sốc”: Năm 2025 xảy ra xung đột Mỹ -Trung

NATO thực sự sẵn sàng “chơi lớn” với Nga?

5 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới đạt lợi nhuận kỷ lục 200 tỷ USD

Bức tranh kinh tế Ukraine năm 2023 sau 1 năm chiến sự

Đối với Ukraine, xe tăng phương Tây có thể thay đổi cục diện xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 30/1: NATO đang leo thang chạy đua vũ trang chống lại Nga, Kiev và Moscow tố nhau không kích

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 29/1: Moscow cáo buộc Mỹ đang tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine

EU tính toán mức trần giá 100 USD đối với dầu diesel của Nga

Chính NATO đã giúp Nga chính danh hóa cuộc chiến ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 29/1: Nga đưa tên lửa phòng không đến Ukraine, cáo buộc Ukraine tấn công bệnh viện ở Lugansk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/1: Bakhmut nguy ngập, Kiev đang mất quyền kiểm soát

Năm 2023, giá dầu thế giới sẽ vượt trên 100 USD?

Ukraine nguy cấp khi Mỹ, Đức vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

ASEAN-EU ưu tiên tập trung làm sâu sắc quan hệ kinh tế trong năm 2023

Các dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 điều chỉnh giảm so với lạc quan của thị trường

Chiến sự Nga-Ukraine 28/1: Mỹ có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu muốn

Nga phóng loạt tên lửa mới vào Ukraine sau khi Kiev được cam kết hỗ trợ xe tăng

Chiến sự Nga – Ukraine ngày 27/1: Ông Volodymir Zelensky một lần nữa nêu điều kiện chấm dứt xung đột

Lý giải kịch tính việc Mỹ lưỡng lự gửi xe tăng Abrams đến Ukraine
