Gặp người mở đầu phong trào 'xuất khẩu nông dân'
27/01/2011 08:47 Theo dõi Congthuong.vn trên

Ông giám đốc tham việc
CôngThương - Những dấu ấn nào khiến ông không thể quên trên chặng đường xây dựng để có một Volga - Việt như ngày hôm nay?
Tôi vốn xuất thân là người lính, hết thời quân ngũ năm 1989 sang Nga theo diện hợp tác lao động của quân đội. Bắt đầu sự nghiệp bằng từng đồng tích cóp từ lương của một công nhân xây dựng, rồi buôn bán nhỏ tại các chợ… đã nếm đủ mùi vị lúc thịnh, lúc suy của cộng đồng người Việt tại Nga.
Trong giai đoạn nước Nga chuyển đổi nền kinh tế, luật pháp cũng đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu mới, cộng đồng Việt ở Volgagrad cũng lắm lúc lao đao. Tôi đã từng chứng kiến có những bà con trắng tay chỉ sau một đêm do lạm phát… Khi đó, tôi chủ yếu làm dịch vụ về tư cách pháp nhân để bà con có đủ điều kiện ở lại buôn bán làm ăn rồi tiến dần lên xây dựng các trung tâm thương mại, tổ chức các chuyến xe để bà con lấy hàng về buôn… Thời gian đó mất gần 10 năm.
Bỏ chợ đi làm... ruộng
- Kinh doanh trung tâm thương mại và quầy hàng tại chợ đem lại lợi nhuận không nhỏ, vậy tại sao ông lại nghĩ đến việc làm nông trang để phải quay cuồng với "phân gio, giống má"?
Nhu cầu rau Việt của cộng đồng ở Nga lớn lắm, lại được giá. Mỗi ký rau muống ở đây có giá đến 10 USD vào mùa đông. Mặt khác, người Nga cũng có nhu cầu về rau củ nhưng nền nông nghiệp của họ chưa đáp ứng đủ. Thấy có triển vọng nên mua luôn 200ha nằm cách trung tâm thành phố 38km với thời hạn gần 50 năm, xem nghề nông như một hướng làm giàu mới. Một phần ba diện tích tôi trồng rau Việt phục vụ cộng đồng, số còn lại thì trồng khoai tây, bắp, cà chua, dưa leo, ớt... đưa vào siêu thị bán cho người Nga.
- Thực ra, đầu tư vào nông nghiệp vừa tốn kém lại không thu lợi nhanh như buôn bán nhưng tôi vẫn tin đó là một lĩnh vực đầy tiềm năng nên đã là người đầu tiên ở Volgagrad chọn hướng này để đầu tư.Việc mua tận 200ha đất tại Volgagrad có khó khăn đối với một người Việt làm ăn tại đây không?
Nông nghiệp đang là thị trường bỏ ngỏ và có nhiều ưu đãi nên không gặp khó khăn gì để mua đất. Việc thuê đất nông nghiệp, tuyển dụng công nhân trồng rau xanh để cung cấp cho cộng đồng người Việt và người Nga được chính quyền quan tâm và ủng hộ. Trong một cái nhìn xa hơn, khi các nước phát triển đang đua nhau thuê đất nông nghiệp và có chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp nước mình "đưa nông nghiệp ra ngoài biên giới"; và cái nhìn gần, khi ngay ở trên đất Nga, đã có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm giàu nhờ thuê đất làm nông nghiệp, thì tôi cho rằng con đường của Volga - Việt là đúng đắn.
Công việc kinh doanh "nhà nông" ở Nga có những điểm khác biệt như thế nào với quê nhà Việt Nam?
Phải nhấn mạnh rằng khó khăn chồng chất khó khăn. Khi Volga - Việt chưa bắt đầu sản xuất thì đã có những công ty của Trung Quốc cung cấp rau cho các siêu thị tại Nga. Mặt khác, giá rau củ quả ở Nga cũng không cao, vì thế, tính toán làm ăn sao cho có lãi không phải là điều dễ. Những ngày đầu do chưa quen trồng những loại cây hàn đới nên không nắm được lịch canh tác. Nhiều khi gieo trồng muộn, đến vụ thu hoạch thì tuyết đã rơi, rau trái hỏng hết. Sau nhiều lần thất bại, đến năm 2004, chúng tôi mới căn bản hoàn thiện được quy trình canh tác. Khó nhất là làm sao sản xuất được rau củ trái vụ, khi đó lãi suất mới cao. Vì giá nông sản ở Nga vào mùa đông cao gấp 8 lần mùa hè. Rồi việc bảo quản và vận chuyển các loại củ ở Nga dưới cái rét -20oC cũng là bài toán nan giải.
Nhưng điều khiến tôi đau đầu nhất vẫn là hệ thống phân phối. Người Việt mình vẫn bỏ trống mảng kinh doanh nông sản, vì thế chúng tôi phải dựa chủ yếu vào hệ thống phân phối trong siêu thị của người Nga.
- Kỹ thuật canh tác được chú trọng đầu tư như thế nào?
Cái khó nhất trong canh tác chính là đảm bảo khâu nước tưới. Tôi đầu tư cho hệ thống này mất tới vài triệu USD vì khoảng cách từ sông lên tới cánh đồng khá xa. Để đủ nước cho cánh đồng rộng tới 4km, một hệ thống bơm với đường ống nước có đường kính 60cm được lắp đặt nhằm lấy nước từ sông Volga. Còn kỹ thuật canh tác, công ty cử người về Việt Nam học tập kinh nghiệm trồng các giống rau phù hợp với thời tiết nơi xứ lạnh và mua các loại giống rau: bắp cải, cà chua, bí xanh, ớt, rau muống, cà tím, tỏi, khoai tây... đem sang gieo trồng.Để đầu tư nhà kính như kiểu nông trang thời Liên Xô thì mình không đủ vốn, vì chi phí cho mỗi hecta như thế lên đến hàng chục triệu USD. Tôi chọn giải pháp truyền thống: mua gỗ, xẻ ra rồi dựng thành luống, phủ nilon lên để trồng trọt, chi phí ban đầu giảm đáng kể. Mỗi "ngôi nhà khung gỗ", phủ nilon dài 100m, rộng 50m (khoảng 5.000m2) có giá thành 1.000 USD.
Về mùa đông, khi thời tiết bên Nga chuyển lạnh xuống dưới 0oC, một hệ thống sưởi than chạy quanh khu ươm giống đảm bảo nhiệt độ cho giống cây trồng. Tới tháng 4 hàng năm, khi nắng xuân ấm bắt đầu tràn về cũng là mùa rau của Volga - Việt. Cứ 1ha cho thu hoạch từ 7 - 10 tấn cà pháo; còn với bí xanh, mướp đắng thì mỗi năm thu hoạch khoảng 70 - 100 tấn; 5.000 tấn cà chua/năm; vài trăm tấn khoai tây, ớt xanh, cà tím/năm… Ngoài ra, còn rất nhiều các loại rau xanh khác. Do tuân thủ kỹ thuật gieo trồng, đảm bảo cả khâu giống nên cánh đồng rau của Volga - Việt hiện cho năng suất tới 150 - 200% so với thông thường.
- Sự thành công của hướng kinh doanh này được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Thành công lớn nhất là đã tạo được công ăn việc làm cho bà con người Việt. Hiện nay, công ty có khoảng 50 người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân 500USD/tháng, được công ty bao ăn ở. Ngoài số đó, tôi còn thuê thêm hàng trăm người Nga và Azerbaijan làm việc theo thời vụ. Hiện nay, tại Volgagrad có khoảng 500 - 600 người Việt đang sinh sống. Nhìn chung, bà con kinh doanh ở đây đều có thu nhập ổn định. Có tới 30% bà con thu nhập khá (khoảng 15.000USD/năm), 40% thu nhập trung bình và chỉ có khoảng 20% thu nhập còn thấp (5.000USD/năm). Số người không trụ được phải bỏ về là rất ít.
- Dựa trên kinh nghiệm hơn 20 năm trên thương trường của mình, theo ông, những lĩnh vực kinh doanh nào sẽ đem lại nhiều cơ hội trong thời gian tới tại Volgagrad?
Hai hướng kinh doanh tôi sẽ triển khai mạnh trong thời gian tới là xây dựng kho bãi để thu mua phế liệu và phát triển hệ thống nhà hàng Việt. Về thu mua phế liệu, chúng tôi không thu gom rải rác vì nếu tính xăng xe thì không kinh tế, mà đặt hàng một số nhà máy có thải giấy, nilon, nhựa… gom khoảng 10 tấn thì thu mua một lần. Việc này không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho bà con mà lãi suất có thể đến 100%.
Hiện nay, tôi cũng đã mở được hai nhà hàng và nếu thuận lợi thì có thể xây dựng thêm nhiều điểm khác để giới thiệu văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Khu ẩm thực của người Trung Quốc, Nhật Bản đã rất phát triển, còn Việt Nam thì chỉ rải rác mà chưa thành hệ thống nên không có lý do gì để không đặt kỳ vọng vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tôi thấy có hiện tượng gạo của ta xuất khẩu sang Thái Lan, rồi Thái Lan lại xuất khẩu sang Nga và nhu cầu của thị trường Nga không hề nhỏ. Vì vậy mà tôi cho rằng Nhà nước nên chọn một số doanh nghiệp ở Nga làm đầu mối tiêu thụ nông sản như gạo, café… và Volga - Việt sẵn sàng đảm nhận.
Tôi chỉ có vài lời khuyên cho các doanh nghiệp để tận dụng cơ hội và kinh doanh thành công tại nước ngoài. Điều đầu tiên và quan trong nhất chính là phải đoàn kết trong nội bộ cộng đồng người Việt Nam. Thứ hai là phải tạo được sự ủng hộ từ phía chính quyền sở tại. Và thứ ba là muốn làm ăn ở đâu thì phải hiểu và chấp hành đúng luật pháp ở đó.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tham vọng đầu tư xe điện, tiên phong phát triển công nghiệp bền vững

Nữ doanh nhân, nhà lãnh đạo hành động nhân đạo trẻ nhận Giải thưởng ASEAN

Tập đoàn IPPG nhận nhiều Giải thưởng lớn trong hoạt động xã hội và Kinh doanh Xuất sắc Châu Á

Nguyễn Xuân Thiện nhà sáng lập thương hiệu đèn Led cao cấp KingLux: Tôi muốn tạo ra ánh sáng hoàn hảo nhất

Đại gia Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways; ông Hoàng Văn Tăng thoái hết chức vụ ở DIC
Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương là kênh thông tin quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp

Hành trình khởi nghiệp của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản

Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Doanh nhân tuần qua: Thượng tướng quân đội từ nhiệm Chủ tịch MB, con trai Bầu Hiển lên chức cao

Thanh Hằng Beauty Medi và dấu ấn của người tiên phong

Các tỷ phú USD Việt Nam đang đứng ở đâu trên danh sách Forbes?

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra thế giới vẫn tiếp tục

Hoa hậu doanh nhân thành đạt bị ngân hàng rao bán tài sản là ai?

Ông Bùi Thành Nhơn chính thức trở lại giữ ghế Chủ tịch Novaland

Doanh nhân Việt Nam chia sẻ gì trong ngày đầu năm mới 2023?

Doanh nhân tuần qua: Chủ tịch Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy bị cảnh cáo, gợi lại nỗi đau Vinashin

Tỷ phú Elon Musk từ chức Giám đốc điều hành Twitter

Top 10 câu chuyện doanh nhân nổi bật năm 2022

CEO Văn phòng phẩm Hồng Hà - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022

CEO Hoàng Hữu Thắng: Khởi nghiệp từ 4 không và bản lĩnh người thuyền trưởng

CEO Nguyễn Ngọc Mỹ trở thành doanh nhân Sao Đỏ thứ hai của Tập đoàn Alphanam

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh “Người có tầm ảnh hưởng nhất châu Á trong lĩnh vực gôn”

Doanh nghiệp proptech cần xây dựng một hệ sinh thái đủ lớn

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tiên phong phát triển công nghiệp bền vững
