Cách làm lớn cho trái vải nhỏ (Kỳ II)
Xúc tiến thương mại 26/05/2015 13:16 Theo dõi Congthuong.vn trên
Kỳ II: Kỳ vọng quả vải sang Mỹ
![]() |
Bắc Giang đang tập trung cho các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap |
Nhộn nhịp với “quota” đi Mỹ
Sau khi có thông tin từ phía Mỹ quyết định mở cửa thị trường cho quả vải thiều Bắc Giang, ngành nông nghiệp tỉnh đã khẩn trương các biện pháp để chỉ đạo các địa phương phối hợp thực hiện sớm đưa lô hàng vải thiều đầu tiên sang Mỹ trong vụ thu hoạch tới. Theo ông Trần Quang Tấn- Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn- hiện phía Mỹ đã đồng ý cấp 6 mã vùng trồng cho 109 hộ ở 3 thôn: Kép 1, Ngọt và Phương Sơn (xã Hồng Giang) với diện tích trên 100 ha.
Về thôn Kép 1 vào thời điểm này ai cũng rất hào hứng. Nhà nhà cẩn thận chăm sóc những cây vải để bảo đảm yêu cầu XK sang Mỹ- một thị trường được coi là khó tính nhưng đầy tiềm năng cho trái cây Việt Nam.
Anh Trần Văn Lưu, một trong những hộ ở thôn Kép 1 có hơn 250 gốc vải thiều được áp dụng trồng và chăm sóc theo chuẩn GlobalGAP chia sẻ:
“Thay vì trồng và chăm sóc mang tính chất tự phát như trước đây, bây giờ người trồng vải chúng tôi đã phải học sản xuất vải sạch. Theo đó, hàng ngày phải ghi chép nhật ký về chăm sóc cùng với đó là bón phân cũng phải theo hướng dẫn ngặt nghèo”.
Ông Giáp Văn Thành- Tổ trưởng phụ trách Chương trình sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn XK sang Mỹ của thôn Kép 1- cho biết, các hộ trồng phải ký cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa 5 hoạt chất bị Mỹ cấm đối với vải thiều để chất lượng quả vải tốt hơn và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo ông Bùi Văn Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang Mỹ, mỗi tuần Ban chỉ đạo họp một lần để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh.
Bộ NN&PTNT dự kiến xây dựng một trung tâm chiếu xạ mới ở phía Bắc, nếu đề xuất này thực hiện được trong năm nay, sẽ là cơ hội tốt cho các mặt hàng cần chiếu xạ. |
Cánh cửa mở, nỗi lo hiện hữu
Theo ông Lê Nhật Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN &PTNT), qua khảo sát thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ, thì hương vị và chất lượng vải thiều nước ta được người Mỹ rất thích, nhưng cái khó của Việt Nam là việc bảo quản sau thu hoạch. Theo bà Dương Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện tại thị trường Mỹ có những yêu cầu bắt buộc như doanh nghiệp XK phải đăng ký với phía Mỹ, hàng xuất vào nước này phải được chiếu xạ. Dây chuyền chiếu xạ đạt yêu cầu, phải được phía Mỹ sang kiểm tra, cấp phép. Theo tính toán, `thời gian từ khi thu hoạch vải đến khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng của Mỹ mất khoảng 15 ngày, với biện pháp bảo quản như hiện nay của Việt Nam rất khó có thể làm được điều này, nếu không áp dụng phương pháp chiếu xạ.
Điều đáng nói, theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện cả miền Bắc hiện chỉ có một hệ thống chiếu xạ của một đơn vị ở Hà Nội, nhưng không đáp ứng được yêu cầu chiếu xạ phục vụ cho XK thương mại, cũng như không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ; phía Nam có 2 đơn vị có hệ thống chiếu xạ đạt yêu cầu của Mỹ, nhưng muốn XK vải sang Mỹ chỉ còn cách vận chuyển vải vào miền Nam, thực hiện chiếu xạ rồi mới XK. Điều này gây tốn kém trong vận chuyển và khó khăn cho việc bảo quản.
Kỳ III: Dồn sức cho mùa vải ngọt!
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Cách làm lớn cho trái vải nhỏ (Kỳ I) |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023

Quảng bá nước mắm Phú Quốc tại thị trường Thái Lan

Sẽ có 15 quốc gia tham gia Hội chợ quốc tế chuyên ngành hàng không

Phiên chợ Tết xanh: Hàng trăm sản phẩm nông đặc sản, OCOP phục vụ người tiêu dùng dịp Tết

Thương mại 2 chiều Việt Nam - Đài Loan năm 2022 đạt gần 28 tỷ USD
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 200 gian hàng tham gia Hội chợ nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

Trải nghiệm Tết đặc sắc tại Hội chợ Happy Tết 2023

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ Xuân Quý Mão năm 2023

Nối lại hoạt động giao thương hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây)

Mời tham gia Hội chợ Máy móc thiết bị & Công nghệ quốc tế tại Ấn Độ lần thứ 25 năm 2023

Tỉnh Sơn La: 4 đề xuất gỡ vướng cho công tác xúc tiến thương mại quốc gia

Longform | Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP đặc trưng Đà Nẵng

100 gian hàng tham gia xúc tiến, quảng bá sản phẩm nông sản chào Xuân Quý Mão 2023

Quảng Nam: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trước thềm Tết Nguyên đán 2023

“Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rất quan trọng của ngành rau quả Việt Nam”

Hội nghị công tác xúc tiến thương mại năm 2022

Yên Bái: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số trong năm 2023

Hà Nội sẽ tập trung xúc tiến thương mại vào các lĩnh vực trọng tâm năm 2023

Gia Lai: Hội chợ thương mại, không gian mở cho sản vật địa phương

Mời tham dự Hội chợ về thực phẩm Indus Food 2023 tại Ấn Độ

Nhiểu tỉnh thành phía Nam mở rộng giao thương với Ấn Độ

Khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2022

Liên minh HTX và Grab Việt Nam hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt trực tuyến

Mời tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ
